Header Ads

Trung Tâm Phát Hiện Sớm Ung Thư

Phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy

  Hiện nay có nhiều cách điều trị ung thư tuyến tuỵ giúp nâng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân và hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như phẫu thuật, hoá trị liệu, liệu pháp nhắm trúng đích,... Mỗi phương pháp điều trị có thể tồn tại cả lợi ích lẫn rủi ro. Vì vậy bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức điều trị.



1. Điều trị ung thư tuyến tụy bằng phương pháp phẫu thuật

Ung thư tuyến tụy là tình trạng các tế bào ung thư phát triển bên trong tuyến tụy. Loại ung thư tuyến tụy phổ biến nhất theo quan điểm của chuyên gia là ung thư biểu mô tuyến tụy (ảnh hưởng đến các tế bào ngoại tiết). Các khối u thần kinh nội tiết tuyến tụy (NET) là dạng ung thư tuyến tụy ít gặp hơn, chiếm chưa đến 2% các trường hợp chẩn đoán.

Một trong những phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tụy là phẫu thuật. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất đối với bệnh ung thư này, bao gồm:

1.1 Phẫu thuật cắt khối tá tuỵ (Whipple)

Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đầu tụy, túi mật, ống mật, tá tràng (ruột non), một phần của dạ dày (môn vị) và các hạch bạch huyết xung quanh. Phần tuyến tụy được giữ lại sẽ tiếp tục thực hiện chức năng tiết dịch tiêu hoá và insulin trong cơ thể. Một loại phẫu thuật Whipple khác cũng được sử dụng là phẫu thuật cắt khối tá tụy bảo tồn môn vị. Phương pháp này được thực hiện như phẫu thuật Whipple tiêu chuẩn, tuy nhiên giữ lại phần môn vị (dạ dày).

1.2 Cắt bỏ tuyến tụy

Đối với cách điều trị ung thư tuyến tuỵ bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy, bệnh nhân có thể nhận được những lựa chọn sau đây:

  • Cắt bỏ tuyến tuỵ xa: Loại bỏ phần thân và đuôi của tuyến tuỵ, kèm theo lá lách thông qua kỹ thuật mổ mở hoặc mổ nội soi.
  • Cắt bỏ toàn bộ tuyến tụy: Toàn bộ tuyến tụy, một phần ruột non và dạ dày, túi mật, ống mật chủ, lá lách và các hạch bạch huyết được cắt bỏ.

1.3 Phẫu thuật giảm nhẹ

Loại phẫu thuật này thường được chỉ định thực hiện nhằm giúp bệnh nhân giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa bùng phát các triệu chứng do ung thư tuyến tụy gây ra. Một số lựa chọn phẫu thuật giảm nhẹ điều trị ung thư tuyến tụy, bao gồm:

  • Đặt stent nội soi: Mở khoá ống mật bằng cách đặt ống stent mỏng vào ống mật nhờ nội soi hoặc trong quá trình chụp đường mật qua da (PTC). Thủ thuật này giúp mật chảy vào ruột non hoặc qua một ống thông đến túi thu mật đặt bên ngoài cơ thể người bệnh.
  • Phẫu thuật bắc cầu: Mật từ ống mật sẽ được chuyển hướng trực tiếp sang ruột non.
  • Nối tắt dạ dày: Dạ dày sẽ được nối trực tiếp với ruột non.
  • Phẫu thuật đường mật: Trong trường hợp ruột non bị tắc nghẽn do khối u tuyến tụy gây ra, mật sẽ tích tụ trong túi mật. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật đường mật, cắt túi mật hoặc ống mật chủ để nối trực tiếp với ruột non.

Phương pháp phẫu thuật mở hay nội soi cho những thủ thuật này thường dựa trên nhiều yếu tố. Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ về hình thức phẫu thuật điều trị ung thư tuyến tụy phù hợp nhất cho bản thân.

1.4 Phẫu thuật cho khối u thần kinh nội tiết của tuyến tụy

Đối với hình thức phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ được áp dụng một trong 2 phương pháp sau:

  • Nội soi ổ bụng: Giúp xác định mức độ di căn của ung thư, được thực hiện thông qua vết rạch nhỏ và dùng kính nội soi mỏng có gắn camera để đánh giá các cơ quan và tiến hành lấy sinh thiết.
  • Phẫu thuật khoét nhân: Loại bỏ chính khối u, thường được dùng cho các khối u nhỏ.
  • 2. Rủi ro có thể gặp phải khi điều trị ung thư tuyến tụy bằng phẫu thuật?

    Đối với bất kỳ hình thức phẫu thuật nào, người bệnh cũng có thể gặp phải các rủi ro nhất định, bao gồm:

    • Rò rỉ dịch tụy bám vào ruột.
    • Liệt dạ dày.
    • Quá trình làm rỗng dạ dày chậm.
    • Gặp các vấn đề tiêu hoá lâu dài như kém hấp thụ thức ăn, thay đổi thói quen đi tiêu, thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân và mắc tiểu đường.
    • Nhiễm trùng / chảy máu.

    3. Thuốc điều trị ung thư tuyến tụy phổ biến hiện nay

    Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị ung thư tuyến tụy được bác sĩ chỉ định, cụ thể:

    3.1 Thuốc hoá trị

    Việc điều trị ung thư tuyến tụy bằng thuốc hoá trị được các bác sĩ chuyên khoa hết sức cân nhắc dựa trên đánh giá về khả năng đáp ứng, tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện kinh tế của mỗi bệnh nhân. Hơn nữa, ngoài mang lại lợi ích điều trị ung thư tuyến tụy, thuốc hoá trị cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khoẻ người bệnh nếu dùng sai cách. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

    Các loại thuốc hóa trị thông dụng nhất cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy, bao gồm:

    • 5-fluorouracil (5-FU).
    • Gemcitabine.
    • Capecitabine (Xeloda).
    • Pacuminaxel (Abraxane).
    • Cisplatin.
    • Oxaliplatin (Eloxatin).
    • Irinotecan (Camptosar).

    Đối với bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy giai đoạn tiến triển / di căn, một số loại thuốc hoá trị được ưu tiên sử dụng, bao gồm: Gemcitabine, 5-fluorouracil (5-FU), Cisplatin, Oxaliplatin (Eloxatin), Capecitabine (Xeloda), Liposomal Irinotecan (Onivyde), Irinotecan (Camptosar), Paclitaxel (Taxol), Abraxane và Docetaxel (Taxotere).

    3.2 Thuốc nhắm trúng đích trong điều trị ung thư tuyến tụy

    Dựa trên diễn biến và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc nhắm trúng đích, điển hình là Erlotinib (Tarceva). Đây là loại thuốc có khả năng nhắm vào các protein trên những tế bào ung thư (EGFR). Đối với những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tuỵ, Erlotinib thường được phối hợp sử dụng cùng với thuốc hóa trị Gemcitabine. Sự kết hợp này mặc dù mang lại hiệu quả điều trị cao, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban ở da, tiêu chảy, mệt mỏi hoặc chán ăn.

    3.3 Thuốc hỗ trợ điều trị và giảm đau do ung thư tuyến tụy

    Bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường phải chịu đựng những cơn đau gây mất ăn, mất ngủ, thậm chí làm giảm sức mạnh tinh thần. Để đối phó với tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân những nhóm thuốc giảm đau như:

    • Nhóm Opioid: Tramadol, Codeine, Morphin, Pethidin, Oxycodone,...
    • Nhóm chống viêm không steroid: Ibuprofen, Paracetamol, Naproxen, Aspirin,...

    Bên cạnh đó, nhằm giúp nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân, bác sĩ cũng có thể bổ sung vào phác đồ điều trị những loại thuốc hỗ trợ điều trị khác như thuốc tăng cường hệ miễn dịch và các cơ quan khác, vitamin, thuốc an thần,...

    Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai các gói sàng lọc ung thư. Tại Vinmec có đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hiện đại như: PET/CT, SPECT/CT, MRI..., xét nghiệm huyết tủy đồ, mô bệnh học, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, xét nghiệm gen, xét nghiệm sinh học phân tử, cũng như có đầy đủ các loại thuốc điều trị đích, thuốc điều trị miễn dịch tiên tiến nhất trong điều trị ung thư. Điều trị ung thư đa mô thức từ phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, ghép tế bào gốc tạo máu, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư, các điều trị mới như liệu pháp miễn dịch tự thân, nhiệt trị...

    Sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Quá trình điều trị luôn được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, chuyên khoa tim mạch, Tế bào gốc và công nghệ gen; khoa Sản phụ, khoa nội tiết, khoa Phục hồi chức năng, khoa tâm lý, khoa Dinh dưỡng...để đem lại hiệu quả cũng như sự thoải mái cao nhất cho người bệnh. Sau khi trải qua giai đoạn điều trị, bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi, tái khám để nhận định việc điều trị ung thư có đem lại hiệu quả hay không?

    Nhờ có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, dịch vụ y tế hoàn hảo đã đem lại niềm tin, sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt cho bệnh nhân đến thăm khám và điều trị bệnh tại Vinmec.

    Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 0934381799 Bác sỹ Duy Long 

  • Nguồn tham khảo: oncolink.org

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.